Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Bảo dưỡng thiết bị PCCC

Việc bảo dưỡng các thiết bị pccc là một việc làm vô cùng cần thiết để giúp cho các thiết bị có thể hoạt động một cách tốt nhất. Vậy bảo dưỡng các thiết bị phòng cháy chữa cháy này như thế nào là tốt mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Đối với các thiết bị PCCC thì thường chia theo bảo dưỡng theo bảo dưỡng định kì
bảo dưỡng hệ thống các thiết bị pccc

1. Bảo dưỡng các thiết bị pccc

a. Bộ phận máy và gầm xe, máy bơm chữa cháy
– Kiểm tra kỹ mức dầu và độ nhớt của máy. Trường hợp hao dầu nhiều phải kiểm tra kỹ đáp hộp trục khuỷu, các đệm chắn, phát hiện sự cố hỏng, rò rỉ dầu ra ngoài. Nếu mực dầu tự tăng lên phải tiến hành xả dầu, phân tích xem có nước hoặc xăng rơi vào. Tìm nguyên nhân khắc phục.
– Kiểm tra mức dầu phanh: đối với phanh hơi phải mở van xả nước ngưng tụ trong bình hơi, kiểm tra kỹ hệ thống phanh tay, phanh chân, đảm bảo chính xác, các má phanh ăn đều các bánh.
– Kiểm tra và xiết chặt hệ thống tay lái và toàn bộ hệ thống cần chuyển hướng.
– Cho máy chạy đều 10 phút, kiểm tra ở nhiều tốc đọ vòng quay khác nhau của khuỷu. Nạp điện cho bình.
b. Bộ phận của máy bơm ly tâm chữa cháy
– Kiểm tra khả năng làm việc của bơm và cánh quạt ly tâm (bằng cách cho bơm ly tâm quay ở tốc độ thấp và trung bình nghe trục guồng bơm cánh quạt ly tâm quay). Không được cho quay ở tốc độ cao và tăng ga đột ngột.
– Kiểm tra độ kín của bơm ly tâm (lắp toàn bộ vòi hút vào bơm dùng nắp đậy họng hút lắp vào đoạn cuối vòi hút, lắp kín, tiến hành hút chân không).

2. Bảo dưỡng  các thiết bị pccc theo định kỳ hàng tháng

a. Bộ phận máy và gầm xe
– Tiến hành chế độ bảo dưỡng hàng tuần
– Kiểm tra bộ phận bạch kim: ma vit bạch kim phải sạch, hai mặt phải tiếp xúc đều và sát nhau. Khoảng cách cho phép giữa hai má bạch kim khi mở hoàn toàn từ 0,35mm đến 0,45mm.
– Đánh sạch các tiếp điểm đóng ở nắp chia điện và roto. Xiết chặt các đầu dây của bộ chia điện. Chấm dầu mỡ ở những điểm cần thiết trong bộ chia điện.
– Kiểm tra lại điểm đánh lửa. Chỉnh lại nếu cần thiết.
– Tháo, lau sạch nếu đánh lửa chỉnh lại khoảng cách giữa hai chấu đánh lửa theo khoảng cách quy định đối với mỗi loại xe.
– Kiểm tra lau chùi sạch sẽ bộ phận góp điện của máy phát điện. Tra dầu mỡ những chỗ cần thiết.
– Lau sạch vỏ bình điện, lau sạch cực điện, dây dẫn, thông lỗ thông hơi. Dung dịch trong bình điện đảm bảo ngập tấm cực từ 10 đến 15mm. Nước pha dung dịch phải là nước cất, sạch. Không được đổ axit nguyên chất vào bình điện.
– Kiểm tra bầu lọc xăng, bộ chế hòa khí, kiểm tra rửa sạch bình xăng nếu cần thiết.
– Kiểm tra két nước và hệ thống ống dẫn nước làm mát và các van nước của hệ thống làm mát phụ.
– Kiểm tra kỹ mức dầu, chất lượng dầu ở tất cả các bộ phận như khoảng chứa dầu máy, hợp số thu công suất, hộp tay lái, hộp số phụ, hộp dầu phanh, các câu xe, đảm bảo đứng mức quy định và chất lượng.
– Tra dầu mỡ vào các bộ phận cần thiết của ly hợp quạt nước, khớp nối, trục các dăng, ổ nhíp và các ổ bị của máy.
– Kiểm tra vặn chặt chắn bùn, giá đỡ, cánh cửa, két nước, các nhíp xe, bắt chặt bích nhíp, bộ phận giảm sóc, mũ ốc bánh xe, tay lái, cần chuyển hướng, trục truyền lực, phanh tay, giá đỡ thân máy.
b. Bộ phận bơm ly tâm chữa cháy 
– Tra mỡ vào các vú mỡ khác của bơm. Tra dầu để làm trơn tất cả các van đóng mở của máy bơm.
– Kiểm tra xitec chứa nước chữa cháy. Cần thiết thì thay nước sạch.
– Kiểm tra thuốc bọt, nước chữa cháy và hệ thống thiết bị chữa cháy cho xăng dầu. Kiểm tra các van và thiết bị điều chỉnh tỷ lệ thuốc bọt chữa cháy, thông hệ thống ống dẫn dung dịch thuốc tạo bọt.
– Kiểm tra lau chùi, quét sạch ngăn vòi và phơi nắng đảm bảo khô ráo.
– Kiểm tra, lau chùi sạch sẽ các phương tiện, dụng cụ chữa cháy theo xe:
Bơm dòng, phễu hòa bọt, các loại lăng phun nước, phun bọt, đầu nối, ba chạc, hai chạc đầu nối hỗn hợp,… Lau chùi không để ẩm mốc, rỉ kẹt, đảm bảo đóng mở dễ dàng.
– Rút thang lên, lau chùi sạch sẽ, tra dầu mỡ vào các khóa ổ ròng rọc, xích kéo, đảm bảo thang hoạt động nhẹ nhàng.
– Kiểm tra lại số lượng , chất lượng lau chùi sạch sẽ các dụng cụ đồ nghề sửa chữa .
Việc bảo hành hàng tuần và hàng tháng được thực hiện do chiến sỹ lái xe và toàn tiểu đội thực hiện dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng lái xe và tiểu đội trưởng.
Việc bảo dưỡng các thiết bị chữa cháy như bình chữa cháy, máy bơm nước,… là vô cùng cần thiết để giúp cho các thiết bị này hoạt động tốt khi sử dụng.
>> Bình chữa cháy sử dụng cho hộ gia đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.