Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Cách phòng tránh cháy nổ ở các kho lạnh

Hiện nay sử dụng kho lạnh để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hóa chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ ,… được sử dụng rất nhường. Nhưng thực tế là các kho lạnh có diện tích khá lớn, các vật liệu thường được xây dựng kho lạnh chủ yếu là vật liệu không cháy nhưng vật liệu dùng để giữ nhiệt bảo quản theo yêu cầu thường là vật liệu dễ cháy như giấy dầu, chất xống, nilon, … Khi xảy ra sự cố dễ dấn đến cháy âm ỉ, cháy lan, cháy lớn và tỏa ra khói đen có tình độc hại cao gây khó khăn cho công tác chữa cháy.
cach-phong-chay-chua-chay-o-cac-kho-lanh
Theo thống kê của Bộ Công an và Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì nguyên nhân chính thường gây ra cháy nổ và sự cố của hệ thống đông lạnh là: Do thiết kế, lắp đặt không đúng kỹ thuật thiết kế đã được duyệt; hệ thống máy lạnh không có hệ thống an toàn trong vận hành; dùng các chất dễ cháy như (Oxy) để thử độ kín ở áp suất cao; vi phạm nội quy, quy định trong quá trình lắp đặt, sửa chữa trong nhà máy đông lạnh gây cháy hay do đường ống dẫn môi chất làm lạnh không kín, môi chất làm lạnh thoát ra ngoài kết hợp với không khí tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ khi tiếp xúc với nguồn nhiệt; hệ thống điện không đảm bảo yêu cầu vi phạm quy định trong quá trình sử dụng…

Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ kho lạnh

– Kỹ thuật lắp đặt không chính xác .
– Kho lạnh không có hệ thống đảm bỏa an toàn và phòng chống cháy nổ.
– Áp suất trong kho lạnh bảo quản hàng hóa quá cao
– Kho lạnh không có khoảng rộng rãi để thoát nhiệt
– Thiết kế sai quy chuẩn
– Thông số kỹ thuật của các máy có vấn đề.
– Những vật gây cháy nổ được đặt trong kho lạnh và các chất dẫn gây cháy nổ.

Các giải pháp phòng cháy chữa cháy ở các kho lạnh

– Các máy, thiết bị lạnh phải được đăng ký tại cơ quan thanh tra kiểm tra an toàn, đơn vị sử dụng có hồ sơ theo dõi quản lý chặt chẽ;
– Việc vận hành các máy lạnh chỉ giao cho công nhân có đủ sức khoẻ, có trình độ chuyên môn, có kiến thức về công tác phòng cháy và chữa cháy, biết xử lý các sự cố.
– Trong buồng máy phải có sơ đồ, nguyên lý làm việc, quy trình vận hành máy lạnh, quy trình xử lý sự cố,… ở cửa ra vào phải có biển cấm lửa, cấm người không có nhiệm vụ vào phòng máy và nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy;
– Trong buồng máy phải nghiêm cấm không được để xăng dầu, các chất dễ cháy, nổ.
– Cấm hút thuốc, cấm sử dụng ngọn lửa trần trong buồng máy;
– Các cửa, đường ra vào phải có biển chỉ dẫn, không để dụng cụ, đồ vật cản trở trên đường thoát nạn;
– Trong phòng máy phải trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp, phương tiện bảo hộ, mặt nạ, găng tay,…;
– Khi nạp dung môi làm lạnh vào hệ thống yêu cầu phải có 2 người trở lên, yêu cầu phải nắm vững quy trình vận hành;
– Việc bảo quản các chai đựng môi chất làm lạnh theo đúng quy phạm an toàn đối với thiết bị chịu áp lực và được bảo quản trong nhà kho riêng biệt, tránh ánh nắng mặt trời…;
– Vận chuyển chai đựng môi chất làm lạnh bằng ôtô, nếu đặt nằm ngang thì phải chèn chặt, có thiết bị che đậy mũ van, quay về một hướng và có bạt che nắng mưa.
Hi vọng với bài viết trên việc phòng cháy chữa cháy ở kho lạnh sẽ trở nên dễ dàng hơn dàng hơn với mọi người. Mọi kho lạnh cũng nên trang bị các thiết bị PCCC như bình chữa cháy, chuông báo cháy, … để có thể xử lý tốt khi trường hợp xấu xảy ra. Để mua các thiết bị chữa cháy chất lượng Quý khách hàng có thể đến với các Showroom của Thành Đạt chúng tôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.