Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Cách phòng tránh cháy nổ ở các kho lạnh

Hiện nay sử dụng kho lạnh để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hóa chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ ,… được sử dụng rất nhường. Nhưng thực tế là các kho lạnh có diện tích khá lớn, các vật liệu thường được xây dựng kho lạnh chủ yếu là vật liệu không cháy nhưng vật liệu dùng để giữ nhiệt bảo quản theo yêu cầu thường là vật liệu dễ cháy như giấy dầu, chất xống, nilon, … Khi xảy ra sự cố dễ dấn đến cháy âm ỉ, cháy lan, cháy lớn và tỏa ra khói đen có tình độc hại cao gây khó khăn cho công tác chữa cháy.
cach-phong-chay-chua-chay-o-cac-kho-lanh
Theo thống kê của Bộ Công an và Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì nguyên nhân chính thường gây ra cháy nổ và sự cố của hệ thống đông lạnh là: Do thiết kế, lắp đặt không đúng kỹ thuật thiết kế đã được duyệt; hệ thống máy lạnh không có hệ thống an toàn trong vận hành; dùng các chất dễ cháy như (Oxy) để thử độ kín ở áp suất cao; vi phạm nội quy, quy định trong quá trình lắp đặt, sửa chữa trong nhà máy đông lạnh gây cháy hay do đường ống dẫn môi chất làm lạnh không kín, môi chất làm lạnh thoát ra ngoài kết hợp với không khí tạo thành nồng độ nguy hiểm cháy nổ khi tiếp xúc với nguồn nhiệt; hệ thống điện không đảm bảo yêu cầu vi phạm quy định trong quá trình sử dụng…

Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ kho lạnh

– Kỹ thuật lắp đặt không chính xác .
– Kho lạnh không có hệ thống đảm bỏa an toàn và phòng chống cháy nổ.
– Áp suất trong kho lạnh bảo quản hàng hóa quá cao
– Kho lạnh không có khoảng rộng rãi để thoát nhiệt
– Thiết kế sai quy chuẩn
– Thông số kỹ thuật của các máy có vấn đề.
– Những vật gây cháy nổ được đặt trong kho lạnh và các chất dẫn gây cháy nổ.

Các giải pháp phòng cháy chữa cháy ở các kho lạnh

– Các máy, thiết bị lạnh phải được đăng ký tại cơ quan thanh tra kiểm tra an toàn, đơn vị sử dụng có hồ sơ theo dõi quản lý chặt chẽ;
– Việc vận hành các máy lạnh chỉ giao cho công nhân có đủ sức khoẻ, có trình độ chuyên môn, có kiến thức về công tác phòng cháy và chữa cháy, biết xử lý các sự cố.
– Trong buồng máy phải có sơ đồ, nguyên lý làm việc, quy trình vận hành máy lạnh, quy trình xử lý sự cố,… ở cửa ra vào phải có biển cấm lửa, cấm người không có nhiệm vụ vào phòng máy và nội quy an toàn phòng cháy và chữa cháy;
– Trong buồng máy phải nghiêm cấm không được để xăng dầu, các chất dễ cháy, nổ.
– Cấm hút thuốc, cấm sử dụng ngọn lửa trần trong buồng máy;
– Các cửa, đường ra vào phải có biển chỉ dẫn, không để dụng cụ, đồ vật cản trở trên đường thoát nạn;
– Trong phòng máy phải trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu phù hợp, phương tiện bảo hộ, mặt nạ, găng tay,…;
– Khi nạp dung môi làm lạnh vào hệ thống yêu cầu phải có 2 người trở lên, yêu cầu phải nắm vững quy trình vận hành;
– Việc bảo quản các chai đựng môi chất làm lạnh theo đúng quy phạm an toàn đối với thiết bị chịu áp lực và được bảo quản trong nhà kho riêng biệt, tránh ánh nắng mặt trời…;
– Vận chuyển chai đựng môi chất làm lạnh bằng ôtô, nếu đặt nằm ngang thì phải chèn chặt, có thiết bị che đậy mũ van, quay về một hướng và có bạt che nắng mưa.
Hi vọng với bài viết trên việc phòng cháy chữa cháy ở kho lạnh sẽ trở nên dễ dàng hơn dàng hơn với mọi người. Mọi kho lạnh cũng nên trang bị các thiết bị PCCC như bình chữa cháy, chuông báo cháy, … để có thể xử lý tốt khi trường hợp xấu xảy ra. Để mua các thiết bị chữa cháy chất lượng Quý khách hàng có thể đến với các Showroom của Thành Đạt chúng tôi.

Các phương pháp chữa cháy cơ bản

Hiện nay việc phòng cháy chữa cháy ở các địa phương, các hộ gia đình, các công ty, nhà máy, tòa nhà cao tầng, khu chung cư, ... rất được chú trọng. Vì thế việc trang bị cho mọi người các kĩ năng về phòng cháy chữa cháy là việc làm vô cùng cần thiết. Chúng tôi xin giới thiệu tới cho bạn đọc một số kiến thức về các phương pháp chữa cháy

A. Các phương pháp chữa cháy 
Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 3 phương pháp chữa cháy cơ bản sau:
1.Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.
Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vậtt cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.

2. Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)
Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
Sử dụg các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.

3. Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 19000C mà nước quá ít.

B. Biện pháp chữa cháy cơ bản
Một số biện pháp chữa cháy bạn nên biết khi gặp đám cháy xảy ra.
1. Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô)
2. Cắt điện khu vực cháy
3. Tổ chức cứu người bị nạn, tổ chức giải thoát cho người và di chuyển tài sản ra khỏi khu vực cháy.
4. Tổ chức lực lượng sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
5. Gọi điện báo cháy cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc báo về trung tâm chữa cháy của thành phố ( sđt 114).
6. Bảo vệ ngăn chặn phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
7. Hướng dẫn đường nơi đỗ xem nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi tới hỗ trợ.
8. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
9.Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dâp tắt đám cháy.

Việc trang bị các kiến thức về phòng cháy chữa cháy và trang bị các thiết bị PCCC như máy bơm chữa cháy, bình chữa cháy,... là việc làm vô cùng cần thiết để giúp bạn bảo vệ bản thân và gia đình khi trường hợp xấu xảy ra.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Một số lưu ý khi lựa chọn bình chữa cháy

Bình chữa cháy là một vật dụng vô cùng quen thuộc trong phòng cháy chữa cháy. Thiết bị này không chỉ cần thiết với các nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp,... mà còn cần thiết cho các hộ gia đình. Vì vậy để có thể lựa chọn bình chữa cháy đúng cách các bạn cần phải xác định theo tính chất cũng như mức độ của đám cháy như thế nào? vị trí đám cháy ở đâu? nơi có người hay không? các mối nguy hiểm cần phải đối phó... Số lượng, việc bố trí, công suất và giới hạn sử dụng của các bình chữa cháy.
1. Lựa chọn bình chữa cháy dựa theo mối nguy hiểm :
nhung-luu-y-de-lua-chon-binh-chua-chay-dung-cach
- Bình chữa cháy được trang bị ở những khu vực có mối nguy hiểm loại A phải được lựa chọn từ các bình chữa cháy có công suất loại A thích hợp.
- Bình chữa cháy trang bị ở những khu vực có mối nguy hiểm loại B phải được lựa chọn từ các bình chữa cháy có công suất loại B thích hợp.
- Bình chữa cháy trang bị ở những khu vực có mối nguy hiểm loại C cần phải chọn loại bình chữa cháy bằng bột.
- Bình chữa cháy trang bị ở những khu vực có mối nguy hiểm loại D cần phải chọn loại bình chữa chữa cháy thích hợp cho việc chữa cháy có nguồn cháy xuất phát từ kim loại.
- Bình chữa cháy trang bị ở những khu vực có mối nguy hiểm liên quan đến dụng cụ, thiết bị điện phải là loại bình chữa cháy bột, CO2,  halon hoặc các loại chất chữa cháy có gốc nước đã được thử nghiệm đều thích hợp cho sử dụng.
Lưu ý:
- Bình chữa cháy CO2 được trang bị loa phun kim loại không an toàn đối với việc sử dụng trong đám cháy liên quan đến thiết bị điện.
- Bình chữa cháy bột có thể dập tắt hiệu quả đám cháy trên thiết bị điện tử tinh vi (nhạy), nhưng hóa chất cặn từ chất chữa cháy có thể làm hư hại nghiêm trọng thiết bị được bảo vệ.
2. Lựa chọn cho đám cháy chất khí nén và chất lỏng cháy nén.
- Bình chứa chất chữa cháy khác bột nói chung không có hiệu quả đối với đám cháy khí nén và chất lỏng cháy nén. Việc lựa chọn bình dùng chữa cháy cho loại nguy hiểm này được thực hiện trên cơ sở các khuyến nghị của nhà sản xuất các thiết bị chuyên dùng này. Hệ thống bình cứu hỏa có lưu lượng phun hiệu quả đối với đám cháy loại B không sử dụng cho loại đám cháy này. Việc sử dụng vòi phun đặc biệt và công suất của chất chữa cháy được quy định để đối phó với các mối nguy hiểm đó.
Cảnh báo: Không mong muốn cố gắng dập tắt loại đám cháy này trừ khi có đảm bảo hợp lý rằng có thể ngắt ngay lập tức nguồn năng lượng này.
nhung-luu-y-de-lua-chon-binh-chua-chay-dung-cach-1
- Bình được trang bị ở khu vực có mối nguy hiểm loại B ba chiều bao gồm: vật liệu loại B di động, như chất lỏng cháy đang rót, chuyển động hoặc chảy nhỏ giọt, phải được lựa chọn trên cơ sở các khuyến nghị của nhà chế tạo bình chữa cháy. Hệ thống sử dụng bình chữa cháy công suất trong đám cháy loại B (chất lỏng cháy ở độ sâu) không được sử dụng trực tiếp cho các loại nguy hiểm này.
Chú thích: Phải cân nhắc việc lắp đặt hệ thống cố định cho các mối nguy hiểm như vậy khi sử dụng.
- Bình sử dụng để dập tắt đám cháy chất lỏng hoặc cháy tan trong nước, như: ete, rượu,  halon... không phải là loại AFFF hoặc FFFP trừ khi chất chữa cháy đã được xác định là thích hợp và đã được thử đặc biệt cho việc sử dụng loại chất chữa cháy này.
- Đối với xe đẩy chữa cháy phải được xem xét để chống lại các mối nguy hiểm trong những vùng có nguy hiểm cao hoặc khi có yêu cầu:
+Tầm phun xa của chất chữa cháy tăng;
+ Lưu lượng chất chữa cháy rất lớn;
+Cần lượng chất chữa cháy tăng
Hi vọng qua chia sẻ trên bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thiết bị này để có thể lựa chọn bình chữa cháy phù hợp với gia đình mình. Để mua được bình chữa cháy chất lượng giá thành tốt Quý khách hàng hãy đến với Công ty TNHH Sx thương mại và công nghiệp Thành Đạt chúng tôi. 

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Ưu đãi lớn khi mua các thiết bị PCCC tại Thành Đạt

Lại một mùa Giáng sinh nữa về như một lời cảm ơn đến Quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn Thành Đạt trong suốt thời gian qua. Công ty chúng tôi tưng bừng tổ chức khuyến mãi lớn chào Giáng sinh " Giảm giá 5 -10 %  cho tất cả các thiết bị PCCC ".

Thời gian khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi của Công ty chúng tôi kéo dài từ ngày 01/12/2015 - 31/01/2016 


Mặt hàng áp dụng
Tất cả các thiết bị PCCC, máy bơm chữa cháy, bơm công nghiệp, máy rửa xe, bình chữa cháy, đèn báo cháy, ...

Địa điểm khuyến mãi
Áp dụng cho hệ thống Showroom của Thành Đạt tại 3 miền

- Địa chỉ miền Bắc:
  • Showroom 1: 34 Đường Láng, Ngã Tư Sở, Đống Đa, HN . SĐT: 0913 985 868
  • Showroom 2: 492 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội. SĐT: 0906 222 114
- Địa chỉ miền Nam
  • Showroom: 691 Lạc Long Quân, P10, Q.Tân Bình, Tp. HCM. SĐT: 0909 152 999
- Địa chỉ miền Trung
  • Showroom: 109 Cao Xuân Huy, Tp. Vinh, Nghệ An
Quý khách hàng hãy nhanh chóng đến với Công ty chúng tôi để chọn mua được những thiết bị pcc chất lượng với mức giá ưu đãi lớn đến từ chúng tôi.

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Tìm hiểu về hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy là thiết bị giúp phát hiện kịp thời đám cháy phát tán, đồng thời phát tín hiệu để cảnh báo cho mọi người. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này mời mọi người tham khảo bài viết dưới đây.
he-thong-bao-chay

A. Khái niệm về hệ thống báo cháy
  • Cung cấp một phương tiện để phát hiện đám cháy đang bùng phát theo phương pháp thủ công hoặc tự động.
  • Cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà biết có cháy và sự cần thiết phải sơ tán.
  • Truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan PCCC hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác.
  • Chúng cũng có thể ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị xử lý không khí, hoặc các hoạt động đặc biệt khác (thang máy, cửa ngăn cháy…). Và nó có thể được sử dụng để khởi động hệ thống chữa cháy. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,…) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện.
B. Các thành phần chính của hệ thống chữa cháy
Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:
1. Trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.
2. Thiết bị đầu vào (thiếi bị khởi đầu)
Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…
Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
3. Thiết bị đầu ra
Bảng hiển thị phụ.
Chuông báo động, còi báo động.
Đèn báo động, đèn exit.
Bộ quay số điện thoại tự động.
C. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy
Hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín. Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo, công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy. Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra (bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và xử lý kịp thời.
Qua bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về hệ thống báo cháy. Từ đó bạn có thể thấy tầm quan trọng của các hệ thống báo cháy cũng như các thiết bị PCCC trong công tác pccc ở mọi gia đình, các tổ chức, doanh nghiệp, …
Để mua các thiết bị pccc chất lượng như bình chữa cháy, đèn báo cháy, đèn exit, .... Quý khách hàng hãy đến với các cửa hàng của Công ty Thành Đạt.

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Các phương tiện thường dùng trong chữa cháy

Tình trạng cháy nổ vẫn đang là một điểm nóng mà mọi người quan tâm tới hiện nay. Vì thế mà hiện nay công tác phòng cháy tại các khu dân cư, tòa nhà cao tầng, khu công nghiệp ngày càng được chú trọng hơn. Để có thể chữa cháy hiệu quả thì trước tiên ban cần phải có những hiểu biết nhất định về các phương tiên dùng trong chữa cháy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về điều đó.
cac-phuong-tien-chua-chay
A. BÌNH CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ CO2
Bình khí CO2 chữa cháy có rất nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng (do nhiều nước khác nhau chế tạo sản xuất nhưng đều có đặc tính cấu trúc tác dụng bảo quản giống nhau.
Khí CO2 gồm 1 nguyên tử cabon và 2 nguyên tử oxy tạo thành gọi là oxytcacbon.CO2 là loại khí trơ không mùi, không màu, không dẫn điện nặng hơn không khí 15 lần.
1.Cấu tạo bình CO2: có 3 bộ chính.
Vỏ bình CO2: làm bằng kim loại chịu áp lực cao 250kg/cm
Hệ thống van nạp khí xả ( cấu tạo tay vặn hoặc mỏ vịt) van an toàn.
Vòi loa phun: làm bằng vật liệu chịu nhiệt cách điện
2. Đặc tính kỹ thuật:
CO2 nén vào bình với áp lực tối đa 180kg/cm và hóa lỏng ở trong bình.
Khi phun ra khỏi bình ở trạng thái khí ( như sương , tuyết lạnh.) từ 76C đến 80C.
1kh khí CO2 lỏng phun ra ngoài khí quyển với mội trường cách nhiệt 0C tạo ra được 0.51m3 khí.
3. Tác dụng chữa cháy của CO2:
– Làm giảm hàm lượng ôxy tới điểm không hỗ trợ cho sự cháy
– Làm loãng hỗn hợp cháy
– Làm lạnh
4. Bình CO2 chữa được các đám cháy:
– Chất cháy lỏng hay cháy rắn hóa lỏng được (đám cháy loại B)
– Chất cháy khí ( đám cháy loại C)
– Cháy thiết bị điện
– Cháy chất rắn có gốc hữu cơ, cùng tăn lửa hồng.
( cháy trong điều kiện kín dùng CO2 chữa cháy có hiệu quả cao)
5. Bình khí CO2 không thích hợp chữa các đám cháy:
– Hóa chất chứa nguồn cung cấp ôxy (như xenlulô, nitơrat)
– Kim loại có hoạt tính há học và hydroxyt của chúng
– Than cốc và chất nổ đen.
6.Thao tác:
– Khi xảy ra cháy mang bình chữa cháy CO2 tiếp cận đám cháy
– Rút chất an toàn hoặc bỏ kẹp chì.
– Một tay cầm loa phun vào đám cháy cho tới khi đám cháy tắt.
– Khi phun đứng ở đầu chiều gió, không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun, không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc quá gây ngạt
7. Bảo quản bình CO2:
– Để nơi khô ráo thoáng mát dễ thấy dễ lấy.
– Đặt ở nơi nhiệt độ không quá 55o C.
– Không để nơi ẩm ướt và không được bôi dầu mỡ để bảo quản.

B. BÌNH BỘT CHỮA CHÁY

Hiện nay thì thường sử dụng đang sử dụng 3 loại bình bột chữa cháy của Trung Quốc: bình hệ MF, hệ MFZ và bình chữa cháy tự động
– Hệ MF bên trong có bình chứa khí đẩy CO2 .Riêng không có đồng hồ.
– Hệ MFZ khí đẩy nạp trực tiếp vào bình chức bột có đồng hồ, khí đẩy N2.
– Bình chữa tự động cấu tạo có móc treo, ống bảo ôn đầu phun, bình hình cầu.
1. Cấu tạo bình bột chữa cháy:
Có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng đều có 3 bộ phận chính.
– Bình chứa bột và khí đẩy bằng kim loại chịu áp lực cao
– Hệ thống van
– Vòi phun và loa phun
2. Đặc tính, kỹ thuật:
Bột chữa cháy trong bình là hỗn hợp hóa chất màu trắng, bột mịn, có ý hiệu oại nào thì chỉ định dập tắt đám cháy loại đó có hịêu quả co ( bột ABC, BC, AB)
– Trọng lượng bột tùy theo dung tích chứa của bình.
– Khi đẩy CO2, N2 chứa lẫn trong bình, chứ bột hoặc chứa trong bình thép, nằm trong bình chứa bột.
– Áp lực đẩy từ 14 – 16kg/cm2
– Bột khí đẩy đều trơ không cháy, không dẫn điện với điện áp dưới 50kw.
– Chỉ sử dụng được 1 lần.
3. Tác dụng chữa cháy:
– Làm lỏng nồng độ hỗn hợp chất cháy và ôxy trong vùng cháy
– Làm ngạt và làm lạnh đám cháy.
4. Bình bột chữa được các đám cháy:
– Chữa các đám cháy mới phát sinh rất có hiệu quả.
– Chữa các đám cháy chất rắn, lỏng, khí, hóa chất, chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới 50v.
– Trên bình ghi ký hiệu gì thì chữa được loại đám cháy đó có hiệu quả cao.
5. Thao tác:
– Khi có cháy xách bình bột tiếp cận đám cháy.
– Rút chốt an tòan,dốc ngược bình lắc 1 vài lần.
– Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, cách gốc lửa khoảng 1,5m còn tay kia bóp mỏ vịt, bột được phun vào dập tắt đám cháy.
– Khi phun đứng đầu chiều gió.
6. Bảo quản bình bột
– Để nơi khô ráo dễ thấy, dễ lấy
– Đặt nơi có nhiệt độ nhỏ hơn 55oC
– Không để nơi ẩm ướt có nhiều dầu mỡ.
C. CHĂN CHỮA CHÁY
– Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton (thường là chăn chiên), dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2 x 1,5)m hoặc (2 x 1,6)m.
– Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
– Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.
D. CÁT ( THÙNG ĐỰNG CÁT, XẺNG)
– Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.7100C đến 1.7250C, nhiệt độ sôi là 2.5900C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.
– Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hoá chất… người ta thường dự trữ cát để chữa cháy.
– Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào mục đích chữa cháy.
Việc trang bị các thiết bị PCCC, những vật dụng chữa cháy là điều vô cùng cần thiết với mọi người.

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Bình chữa cháy vật dụng phải có ở trên xe

Bình chữa cháy hiện nay đã trở thành một thiết bị bắt buộc phải có khi các phương tiện lưu thông trên đường ở nhiều nước trên thế giới.
binh-chua-chay-cho-o-to
Nam Phi là một trong những quốc gia có quy định trên, nhưng chỉ áp dụng với loại xe buýt và mini buýt. Bình chữa cháy có thể là loại bọt hoặc bột đều được. Trong khi đó, ở Abu Dhabi hay Qatar, từ tháng 9/2013, ôtô nói chung không trang bị bình chữa cháy sẽ bị phạt.
Quốc đảo Mauritius cũng là nơi có quy định trên, đồng thời còn chỉ rõ vị trí bình chữa cháy phải sát với ghế tài xế. Trường hợp bình chữa cháy nằm ở những vị trí khác, thường là trong cốp xe, tài xế sẽ bị phạt. Luật này được áp dụng ở Mauritius từ tháng 2/2011.
binh-chua-chay-cho-o-to-1
Luật pháp ở Nigeria quy định, ôtô không trang bị bình chữa cháy sẽ bị phạt 15 USD, tương đương với mức phạt đối với các vi phạm như không có lốp dự phòng. Còn ở Kenya, cảnh sát giao thông còn “tranh thủ” phạt các tài xế xe tư nhân không mang theo bộ dụng cụ cấp cứu và bình cứu hỏa trong khi luật này chỉ áp dụng với các phương tiện vận chuyển công cộng, theo tờ Daily Nation.
binh-chua-chay-cho-o-to-2
Tại Việt Nam, Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 57, quy định, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải trang bị một bình chữa cháy bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4 kg. Mức phạt tiền đối với các vi phạm từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
Việc trang bị bình chữa cháy cho các phương tiện vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ với các loại xe ô tô mà còn cả các loại xe máy. Để mua các thiết bị PCCC chất lượng Quý khách hàng hãy đến với Công ty Thành Đạt. Chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị pccc như máy bơm chữa cháy, bình chữa cháy các loại, đèn báo cháy, ....

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Lựa chọn bình chữa cháy cho gia đình

Bình chữa cháy được coi thứ “không có thì thiếu, mà có thì thừa”, nhưng trước hàng loạt các vụ cháy nổ gia đình thời gian gần đây, thì việc trang bị cho ngôi nhà bạn thiết bị này là vô cùng cần thiết.
Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 loại bình chữa cháy đó là: Bình chữa cháy 200-500ml dùng để chữa cháy xe máy và bình chữa cháy 2-5kg dùng để chữa cháy gia đình.
1. Bình chữa cháy xe máy
lua-chon-binh-chua-chay-cho-gia-dinh
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bình chữa cháy mini dành cho xe máy, giá cả giao động từ mấy chục ngàn đến vài trăm ngàn. Tùy hãng sản xuất và dung tích của bình mà giá thành sẽ giao động theo, các bạn có thể tùy chọn loại bình chữa cháy hợp với loại xe cũng như nhu cầu của mình.
2. Bình chữa cháy Gia đình
bình chữa cháy gia đình có 2 loại: Bình chữa cháy CO2 và bình bột
Sự khác nhau:
Bình CO2:
– Chuyên chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và thiết bị điện. Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc MT2, MT3, MT5
– Đặc điểm của loại bình này là có tác dụng làm loãng đám cháy, do đó không thể chữa ngoài trời mà chỉ chữa cháy trong nhà. Nhưng do đặc tính CO2 gây ngạt, nên cũng không thể bình để chữa cháy trong phòng kín có người ở.
– Ngoài ra, khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, do đó người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.
– Bình CO2 cũng không được sử dụng để chữa các chất cháy mà trong đó có gốc là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổ đen…), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn.
Bình bột:
– Có nhiều loại khác nhau, để chữa các vật liệu cháy có đặc tính khác nhau, được ký hiệu lần lượt là A (chữa cháy chất rắn), B (chữa cháy chất lỏng), C (chữa cháy chất khí) và D hoặc E (chữa cháy điện). Ví dụ, nếu bình ghi BC sẽ dập được đám cháy chất lỏng hoặc chất khí, bình ABC dập được ba loại cháy là chất rắn, lỏng, và khí. Riêng loại ABCE có thể chữa cháy cả thiết bị điện.
– Đặc điểm nổi bật của loại bình bột là khi dập xong đám cháy dễ bùng phát lại, do đó người dập lửa phải kiểm tra kỹ.
Bình bột cũng tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.
– Với quy mô gia đình, thông dụng nhất của Bình chữa cháy bột là MFZ4, và thông dụng nhất của Bình CO2 là MT3. Tùy diện tích mà bạn có thể trang bị 1 cái hoặc cả 2.
3. Cách sử dụng bình chữa cháy
– Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
– Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
– Giật chốt hãm kẹp chì.
– Chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa.
– Giữ bình ở khoảng cách 1,5 m tuỳ loại bình.
– Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
– Khi khí yếu thì tiến lại gần và đa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Chú ý:
– Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
– Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
– Bình cứu hỏa đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
– Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng
4. Cách kiểm tra, bảo quản bảo dưỡng
– Để nơi dễ thấy, dễ lấy thuận tiện cho việc chữa cháy.
– Đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C.
– Nếu để ngoài nhà phải có mái che.
– Khi di chuyển cần nhẹ nhàng. Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bị rung động.
– Phải thường xuyên kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất hoặc ít nhất 3 tháng/lần. Nếu kim chỉ dưới vạch xanh thì phải nạp lại khí.
– Bình cứu hỏa sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.
– Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng “xì xì”, phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.
– Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.
– Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lợng ban đầu.
– Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.
– Kiểm tra vòi, loa phun của bình chữa cháy

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Cùng tìm hiểu về bình chữa cháy mini


Bình chữa cháy ngày nay là một thiết bị luôn cần có cho dù bạn ở bất cứ nơi đâu. Nếu như trong gia bạ sử dụng những loại bình chữa cháy to như bình chữa cháy CO2, bình chữa cháy bột. Thì bình chữa cháy dành cho các phương tiên khi bạn lưu thông trên đường lại là bình chữa cháy mini. Để hiểu rõ hơn về loại bình chữa cháy này mời mọi người tham khảo bài viết dưới đây.

Bình chữa cháy mini có thể tích 500ml, dạng CO2 lỏng được sản xuất theo công nghệ của Ý, gọn nhẹ tiện lợi. dễ dàng sử dụng cho nhiều trường hợp.
Bình chữa cháy mini có thể sử dụng cho xe ô tô, xe máy và nhiều phương tiện khác, kích thước nhỏ gọn giúp bảo quản và thao tác dễ dàng. Đồng thời loại bình này được thiết kế giống các loại bình xịt khác như bình xịt phòng, xịt côn trùng nên nên bình mini được xem là thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại và rất dễ sử dụng, chỉ cần mở nắp và nhấp vào đầu nhỏ trên cùng bình là được.

Tính năng:
– Ngăn chạn sự mở rộng của đám cháy bằng cách phong tỏa vật đang cháy.
– Dập tắt đàm cháy mới bắt đầu hiệu quả.
– An toàn môi trường
– Không độc hại
– Sử dụng cho xe ô tô, các loại xe con, sức chứa từ 9 chỗ trở xuống là phù hợp. Theo Thông tư 57 bộ công an, các loại xe phải trang bị bình chữa cháy bột các loại dưới 4kg, bọt dưới 5l, bình chữa cháy mini sẽ phù hợp với quy định phòng chống cháy nổ cho xe ô tô.
Một số lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy mini
– Một số bình để lâu nên lắc đều bình trước khi sử dụng.
– Bình không nên để nơi có nhiệt độ trên 50 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Để xa tầm tay trẻ em.
– Khi phun đám cháy nên phun liên tục, không ngắt quãng để đảm bảo chữa cháy hiệu quả, và phun trực tiếp lên vật phát sinh đám cháy chứ không phải phun lên ngọn lửa đang cháy
Sau khi mua nên xịt thử để kiểm tra hiệu quả cũng như giảm bớt áp suất bình.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Lựa chọn và sử dụng bình chữa cháy hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp chọn và sử dụng bình chữa cháy hiệu quả dành cho mọi người, các bạn cùng tham khảo.
CÁCH SỬ DỤNG VÀ CHỌN BÌNH CHỮA CHÁY HIỆU QUẢ
A. BÌNH CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ CO2
Sơ lược một số phương pháp chọn và sử dụng bình chữa cháy hiệu quả dành cho mọi người
Bình chữa cháy CO2 có rất nhiều loại khác nhau về dung tích và hình dáng (do nhiều nước khác nhau chế tạo sản xuất nhưng đều có đặc tính cấu trúc tác dụng bảo quản giống nhau.
Khí CO2 gồm 1 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử oxy tạo thành. CO2 là loại khí trơ không mùi, không màu, không dẫn điện nặng hơn không khí 15 lần.
1.Cấu tạo bình CO2: có 3 bộ chính.
Vỏ bình CO2: làm bằng kim loại chịu áp lực cao 250kg/cm
Hệ thống van nạp khí xả ( cấu tạo tay vặn hoặc mỏ vịt) van an toàn.
Vòi loa phun: làm bằng vật liệu chịu nhiệt cách điện
2. Đặc tính kỹ thuật:
CO2 nén vào bình với áp lực tối đa 180kg/cm và hóa lỏng ở trong bình.
Khi phun ra khỏi bình ở trạng thái khí ( như sương , tuyết lạnh.) từ 76C đến 80C.
1kh khí CO2 lỏng phun ra ngoài khí quyển với mội trường cách nhiệt 0C tạo ra được 0.51m3 khí.
3. Tác dụng chữa cháy của CO2:
Làm giảm hàm lượng ôxy tới điểm không hỗ trợ cho sự cháy
Làm loãng hỗn hợp cháy
Làm lạnh
4. Bình CO2 chữa được các đám cháy
Chất cháy lỏng hay cháy rắn hóa lỏng được (đám cháy loại B)
Chất cháy khí ( đám cháy loại C)
Cháy thiết bị điện
Cháy chất rắn có gốc hữu cơ, cùng tăn lửa hồng.
( cháy trong điều kiện kín dùng CO2 chữa cháy có hiệu quả cao)
5. Bình khí CO2 không thích hợp chữa các đám cháy
Hóa chất chứa nguồn cung cấp ôxy (như xenlulô, nitơrat)
Kim loại có hoạt tính há học và hydroxyt của chúng
Than cốc và chất nổ đen.
6.Thao tác
Khi xảy ra cháy mang bình CO2 tiếp cận đám cháy
Rút chất an toàn hoặc bỏ kẹp chì.
Một tay cầm loa phun vào đám cháy cho tới khi đám cháy tắt.
Khi phun đứng ở đầu chiều gió, không cầm tay vào các vị trí nối liên kết với loa phun, không phun vào nguời vì có thể gây bỏng lạnh hoặc CO2 đậm đặc quá gây ngạt
7. Bảo quản bình CO2
Để nơi khô ráo thoáng mát dễ thấy dễ lấy.
Đặt ở nơi nhiệt độ không quá 55o C.
Không để nơi ẩm ướt và không được bôi dầu mỡ để bảo quản.
B. BÌNH BỘT CHỮA CHÁY
Sơ lược một số phương pháp chọn và sử dụng bình chữa cháy hiệu quả dành cho mọi người1
Hiện nước ta đang sử dụng 3 loại bình bột chữa cháy của Trung Quốc: bình hệ MF, hệ MFZ và bình chữa cháy tự động ZYW.
Hệ MF bên trong có bình chứa khí đẩy CO2 .Riêng không có đồng hồ. Hệ MFZ khí đẩy nạp trực tiếp vào bình chứa bột có đồng hồ, khí đẩy N2. Bình chữa cháy tự động cấu tạo có móc treo, ống bảo ôn đầu phun, bình hình cầu.
1. Cấu tạo bình bột chữa cháy:
Có nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng đều có 3 bộ phận chính. Bình chứa bột và khí đẩy bằng kim loại chịu áp lực cao, Hệ thống van, Vòi phun và loa phun
2. Đặc tính, kỹ thuật:
Bột chữa cháy trong bình là hỗn hợp hóa chất màu trắng, bột mịn, có ý hiệu oại nào thì chỉ định dập tắt đám cháy loại đó có hịêu quả co ( bột ABC, BC, AB)
Trọng lượng bột tùy theo dung tích chứa của bình.
Khi đẩy CO2, N2 chứa lẫn trong bình, chứ bột hoặc chứa trong bình thép, nằm trong bình chứa bột. Áp lực đẩy từ 14 – 16kg/cm2
Bột khí đẩy đều trơ không cháy, không dẫn điện với điện áp dưới 50kw. Chỉ sử dụng được 1 lần.
3. Tác dụng chữa cháy:
Làm lỏng nồng độ hỗn hợp chất cháy và ôxy trong vùng cháy Làm ngạt và làm lạnh đám cháy.
4. Bình bột chữa được các đám cháy
Chữa các đám cháy mới phát sinh rất có hiệu quả.
Chữa các đám cháy chất rắn, lỏng, khí, hóa chất, chữa cháy điện có hiệu điện thế dưới 50v.
Trên bình ghi ký hiệu gì thì chữa được loại đám cháy đó có hiệu quả cao.
5. Thao tác:
Khi có cháy xách bình chữa cháy bột tiếp cận đám cháy.
Rút chốt an tòan,dốc ngược bình lắc 1 vài lần.
Một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa, cách gốc lửa khoảng 1,5m còn tay kia bóp mỏ vịt, bột được phun vào dập tắt đám cháy.
Khi phun đứng đầu chiều gió.
6. Bảo quảng bình bột
Để nơi khô ráo dễ thấy, dễ lấy
Đặt nơi có nhiệt độ nhỏ hơn 55oC
Không để nơi ẩm ướt có nhiều dầu mỡ.
Sử dụng bình chữa cháy hiệu quả
C. CHĂN CHỮA CHÁY
- Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton (thường là chăn chiên), dễ thấm nước, có kích thước thông thường là (2 x 1,5)m hoặc (2 x 1,6)m.
- Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để nước thấm đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài (tác dụng làm ngạt), không cho ôxy của môi trường vào vùng cháy. Sở dĩ phải nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tăng độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
- Khi dập lửa, hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.
D. CÁT ( THÙNG ĐỰNG CÁT, XẺNG)
- Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.7100C đến 1.7250C, nhiệt độ sôi là 2.5900C nên có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách ôxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt). Cát là chất chữa cháy dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy rất đơn giản.
- Cát thường được dùng để chữa các đám cháy chất lỏng rất có hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hoá chất... người ta thường dự trữ cát để chữa cháy.
- Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải bố trí xẻng xúc cát hoặc xô, thùng để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô, thùng thường được sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào mục đích chữa cháy

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Nguyên tắc hoạt động của bình chữa cháy tự động

Bình chữa cháy tự động là loại bình chữa cháy được lắp đặt trên tường , hoạt động trên phương thức tự động, kích trước nhỏ gọn thuận tiện cho việc treo bình. Thiết bị này thường được sủ dụng trong các nhà xưởng , công ty, văn phòng. Khi gặp nhiệt độ cao vượt mức quy định bình sẽ tự bung và dập tắt đám cháy ngay tức thời. Bài viết dưới đây sẽ nói về nguyên tắc hoạt động của thiết bị chữa cháy này.



Bình cứu hỏa tự động ( hay còn gọi là bình cầu tự động ) có cấu trúc hình cầu, có đầu cảm biến nhiệt và móc treo tường, hoạt động ổn định và ứng dụng thuận tiện, với khả năng dập lửa nhanh, hiệu quả cao liên tục trong suốt quá trình phun.
Trọng lượng bình cầu chữa cháy tự động có 3 loại 6kg – 8 kg - 10 kg rất gọn nhẹ, dễ lắp đặt ở những nơi nhạy cảm về cháy nổ như nhà bếp, cầu dao điện, kho, xưởng, nhà máy, xí nghiệp, trạm xăng dầu, trường học, khách sạn, nhà hàng, căn hộ cao tầng…
Quả cầu chữa cháy hoạt động rất hiệu quả. Khi ở trạng thái 50-60°C., nó tự động kích hoạt dập tắt đám cháy ngay lập tức. Bình cầu chữa cháy rất đơn giản cho người sử dụng -một sản phẩm cần thiết cho chúng ta .

NGUYÊN LÝ CHỮA CHÁY :

Khi tiếp xúc với lửa thì chỉ trong 3 giây, nó tự động phân hủy để bắn ra chất dập lửa và báo động bằng âm thanh.
Quả cầu chữa cháy này có thể tự kích hoạt ở nhiệt độ khoảng
Nguyên lý chữa cháy của thiết bị pccc này là bên trong có chứa 95% Ammonium photsphate, một loại hóa chất do Đức sản xuất có thời hạn sử dụng đến 6 năm.
Quả cầu chữa cháy này có thể dập tắt nhiều loại lửa: lửa cháy do xăng dầu,hóa chất, lửa cháy do điện và lửa cháy do các vật liệu thông thường khác như củi, giấy, vải.
1. Tác dụng của bình cầu chữa cháy XZFTB8 - 8kg.
- Bình tự động này sẽ bảo vệ các khu vực khi không có ai xung quanh để chống lại, nó phun bột ABC hoặc BC và dập tắt tất cả các loại lửa quanh nó.
- Thiết bị này thường được trang bị trên các vật dụng dễ cháy như khoang tàu, cây xăng, các xưởng chứa vật dụng dễ gay cháy hoặc các chất lỏng dễ cháy.
- Loại lửa bao gồm loại A như gỗ, giấy, vải vv.. loại B chất lỏng dễ cháy, loại C khí dễ cháy và an toàn xung quanh cho các thiết bị điện.
2. Nguyên tắc hoạt động của bình chữa cháy tự động.
- Khi nhiệt độ môi trường từ 20 ~ 45 độ C bình ở trạng thái bình thường.
- Tự động phun bột khi nhiệt độ trong không khí tăng đột ngột vượt quá 60°C.
- Vòi phun của bình chữa cháy sẽ phun bột và khí trong đường kính khoảng trên 3m để dập tắt đám cháy xung quanh.
- Áp suất làm việc 17 bar, thời gian xả là 13s - 16s.
Với  chia sẻ trên hi vọng mọi người có thể tự lựa chọn được những loại bình chữa cháy tự động. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua loại bình chữa cháy này ở đâu hãy đến với Công ty Thành Đạt chúng tôi. Công ty chúng tôi là đơn vị hàng đầu chuyên cung các máy bơm công nghiệp, máy bơm chữa cháy, thiết bị pccc như bình chữa cháy CO2, bình chữa cháy bột... chất lượng hằng đầu đến từ cá thương hiệu nổi tirngs.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Ý nghĩa các ký hiệu trên bình chữa cháy

Bình chữa cháy một thiết bị rất quan thuộc trong phòng cháy chữa cháy hiện nay. Thế những để có thể hiểu được các kí hiệu những ký hiệu có trên bình chữa cháy không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những kí hiệu có trên bình chữa cháy này.
  1. Ký hiệu trên bình chữa cháy
binh-chua-chay-1
Nếu trên thân bình dùng chữa cháy có hình này thì bình chữa cháy này chỉ được sử dụng cho đám cháy loại A gồm các vật liệu cháy là giấy, gổ, vải, … Tuyệt đối không được dùng cho đám cháy loại B&C (dầu gas, cháy xăng hoặc điện…). Những hình như thế này nằm trên bình chữa cháy dạng nước.
binh-chua-chay-2
Đối với hình này thì nó có ý nghĩa bình sử dụng được cho đám cháy loại B&C (dầu gas, cháy xăng hoặc điện…). Thường những bình có hình này là loại bình chữa cháy CO2 đồng thời nó cũng có thể sử dụng cho đám cháy loại B&C. hình này trên thân của bình Dry powder tương tự như bình CO2
  1. Cách sử dụng bình chữa cháy
Có nhiều bước trước khi sử dụng bình, trong bài này sẽ giới thiệu 4 bước cơ bản. Trên mỗi thân bình đều có hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng các loại bình chữa cháy.
Bước 1: Rút chốt khóa nơi tay cầm của bình chữa cháy.
binh-chua-chay-3
Bước 2: Đứng cách xa điểm cháy khoảng 3m, chĩa vòi phun về hướng điểm cháy.
binh-chua-chay-4
Bước 3: Bóp chặt tay nắm của bình, lúc này chất lỏng trong bình bắt đầu được bơm lên bởi áp suất nén
Bước 4: Lia qua lia lại vòi chữa cháy vào đám cháy cho đến khi đám cháy được dập tắt
binh-chua-chay-6
Với chia sẻ trên hi vọng bạn đọc có thể biết được ý nghĩa các các ký hiệu trên cũng như cách thức sử dụng bình chữa cháy hiệu quả nhất.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Làm gì với bình chữa cháy cũ

Bình chữa cháy một vật dụng quen thuộc dùng để chữa cháy trong mỗi hộ gia đình. Nhưng khi sử dụng bình chữa cháy một thời gian 
lam-gi-voi-binh-chua-chay-cu

Các loại bình chữa cháy

Với bốn loại cơ bản của bình cứu hỏa đó là hóa chất khô, nước, carbon dioxide và halon, mỗi loại sở hữu cách chữa cháy khác nhau, cụ thể dựa trên nhãn phân loại của nó. Các nhãn phân loại xác định các loại lửa nó có nghĩa là để dập tắt. Nhãn phân loại bao gồm "A" cho gỗ, giấy và chất cháy thông thường, "B" cho các chất dễ cháy chất lỏng, chẳng hạn như dầu mỡ, các loại dầu và xăng, nhãn "C" cho những đám cháy về điện, "D" đối với kim loại dễ cháy, và "K" cho các nhà hàng thương mại và cháy nấu ăn. Một số bình có thể có nhiều xếp hạng nhãn.
Bình chữa cháy được làm hoàn toàn bằng kim loại có thể được nạp hoặc sạc lại nếu cần thiết. Trong thời gian sạc, bình cứu hỏa được kiểm tra để đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động bình thường và đáp ứng các yêu cầu hiện tại về an toàn chữa cháy.
Hầu hết các vật liệu cấu tạo nên bình đều từ thép mà ra, đây là một loại vật liệu có thể tái chế. Nếu bình chữa cháy là trống rỗng, thử bóp kích hoạt để đảm bảo rằng các tác nhân chữa cháy không có áp lực và loại bỏ các đầu nhựa cũng như các bộ phận kích hoạt. Giữ lại bình và mang nó đên mộ trung tâm hoặc một cơ sở bất kỳ nào đó về tái chế thép sau khi loại bỏ các bộ phần không cần thiết.
Trường hợp nếu các các tác nhân chữa cháy vẫn còn trong bình (bạn có thể nhân biết điều này qua áp lực trên đo của nó), mang nó ra bên ngoài và nhẹ nhàng bóp van. Sau khi chắc chắn rằng không còn lượng tác nhân chữa cháy nào trong bình, các bạn hãy áp dụng cách làm ở trên để tiếp tục.
Bình chữa cháy CO2 và bình nước thường không gây ra những mối đe dọa cho môi trường trong quá trình xử lý. Một số thành phố cũng cho phép xử lý các hóa chất và halon khô của bình chữa với thùng rác hộ gia đình, nhưng chỉ khi bình là hoàn toàn trống rỗng. Trong trường hợp nếu bình của bạn còn quá nhiều tác nhân chữa cháy, bạn sẽ phải nó đến một trung tâm chất thải nguy hại tại địa phương để xử lý.

Lưu ý về bình chữa cháy cũ

Cần hết cẩn trọng khi sử dụng những loại bình chữa cháy cũ. Những bình chữa cháy cũ có thể chứa carbon tetrachloride. Carbon tetrachloride hoạt động rất tốt trong bình cứu hỏa nhưng chúng được biết đến như là một chất gây ung thư, chúng có thể gây tử vong nếu đủ các chất hóa học được hít vào hay được hấp thụ qua da. Khi đun nóng, carbon tetrachloride sản xuất phosgene - thường được gọi là khí độc. Hãy hết sức thận trọng khi xử lý bình và liên hệ với bộ phận cứu hỏa địa phương để được hướng dẫn về cách vận chuyển và xử lý chúng một cách an toàn.

Qua chia sẻ về các xử lý bình cứu hỏa cũ ở bài viết trên hi vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn để có thể sử dụng tốt thiết bị này chữa cháy hiệu quả.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Công dụng của đèn exit

Đèn Exit thoát hiểm là một thiết bị không thể thiếu ở những nơi công cộng, trong các nhà hàng, khách sạn, khung chung cư, trung tâm thương mại, ... Vậy đèn exit có công dụng gì? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc.

Đèn Exit hiển thị vị trí của đường thoát hiểm gần nhất trong trường hợp hỏa hoạn hay các trường hợp khẩn cấp khác bất ngờ xảy ra. Giúp sơ tán người nhanh chóng. Để an toàn thì phải biết cách thiết kế lắp đặt và ứng dụng ở đâu để mang lại hiệu quả cao.
cong-dung-cua-den-exit


Hướng dẫn sử dụng đèn Exit

Đèn Exit được làm rất đơn giản với chi phí thấp, hầu hết tất cả mọi người có thể trang bị và lắp đặt để đảm bảo an toàn.
Đèn thường được làm bằng kim loại, bên trong có bóng đèn sợi đốt được bật sáng, bên ngoài là vỏ thủy tinh hay nhựa màu xanh lá cây, màu đen, hay trắng với chữ “EXIT” bằng màu trắng hoặc đỏ phù hợp với ánh sáng trực tiếp qua vỏ bên ngoài. Tuy nhiên, dấu hiệu huỳnh quang màu xanh lá có thể nhìn được tốt hơn trong điều kiện trời tối do đó nó được sử dụng phổ biến nhất và màu đỏ được sử dụng để hiện thị các hoạt động bị cấm.
Đèn Exit bao gồm 2 loại: 2 mặt 1 hướng và 1 mặt 1 hướng.
Với sự phát triển của bóng đèn huỳnh quang và công nghệ diode phát sáng, đèn thoát hiểm Exit có thể sáng hơn cả nếu ở trong tầm nhìn hạn chế khi có sự cố cháy xảy ra hay khi sử dụng ít điện năng.Trong điều kiện bình thường, đèn thoát hiểm được thắp sáng bởi nguồn điện và pin trong tình trạng được nạp điện. Trong trường hợp bị mất điện, pin sẽ cung cấp năng lượng để thắp sáng các dấu hiệu cho đến khi nguồn điện có trở lại.

– Khi chọn đèn exit phải xem nhu cầu sử dụng
– Thiết kế lắp đặt đèn exit ở trên cao các lối thoát. Lưu ý là thiết kế phải được thẩm duyệt bởi cơ quan phòng cháy chữa cháy.
– Với kết cấu đơn giản nên việc lắp đặt đèn Exit không khó, chỉ cần treo đèn và đấu với nguồn điện là đèn sẽ sáng.

Ứng dụng của đèn Exit

Thông thường đèn Exit thường được ứng dụng ở những khu vực sau:
– Toà nhà
– Nhà cao tầng, khu chung cư
– Khu vực tầng hầm, nhà để xe.
– Nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất,…
– Trường học, cơ quan, tổ chức,…

 Hiệu quả của đèn exit

Chỉ đường thoát nạn, giúp sơ tán người một cách an toàn và nhanh chóng trong trường hợp có sự cố cháy nổ bất ngờ xảy ra hay các trường hợp khẩn cấp khác.

Hiện nay đèn exit có rất nhiều loại vì thế mà tùy thuộc vào từng công trình mà lựa chọn loại đèn phù hợp. Để có thể mua đèn Exit chất lượng hãy đến với Công ty TNHH Sản xuất TM và Công nghiệp Thành Đạt chúng tôi. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các thiết bị pccc như  máy bơm công nghiệp, máy bơm chữa cháy, bình chữa cháy, chuông báo cháy, trụ nước, máy rửa xe,... đến từ các thương hiệu nổi tiếng chất lượng hàng đầu.

>> Cách sử dụng bình chữa cháy trong gia đình

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Bảo quản máy bơm chữa cháy trong mùa lạnh

Máy bơm chữa cháy một thiết bị chữa cháy thông dụng được lắp đặt ở các tòa nhà cao tầng như khu chung cư, các bệnh viện, .... Mùa đông mang theo không khí lạnh, nhiệt độ thấp nên chúng ta cần phải bảo quản máy bơm chữa cháy cho hợp lý. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu cách bảo quản máy bơm chữa cháy trong mùa lạnh.
bao-quan-may-bom-chua-chay-trong-mua-lanh

Để bảo quản máy bơm chữa cháy trong mùa lạnh tốt cần phải chú ý tới các thiết bị sau
1. Nhiên liệu
Trong thời tiết lạnh, độ bay hơi của nhiệt liệu sẽ kém hơn. Nếu nhiên liệu đã được dữ trữ trong mùa hè mà chưa dùng thì nên thay nhiên liệu mới cho máy bơm chữa cháy. Do nhiệt độ giữa hai mùa là khác nhau và tỷ lệ pha trộn không đúng cách. Bạn nên sử dụng động cơ hai chu kỳ. (Tỷ lệ pha trộn nhiên liệu 30 : 1)
2. Dầu bơm hút chân không
Nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn độ nhớt của dầu sẽ làm cho khả năng hút dầu động cơ vào bơm chân không sẽ xấu đi, kéo dài thời gian hút bụi và gây mòn sớm của bơm chân không. Dầu Mobil (SAE30) khi trộn với xăng (10% đến 15%) cho phép sử dụng ở nhiệt độ thấp từ -10 đến -20 0C.
3. Pin
a. Cáp kết nối pin
Nếu cáp kết nối pin bị lỏng hoặc ăn mòn, pin sẽ tiêu thụ một năng lượng vô ích. Vì thế sẽ suy giảm hiệu suất xả. Cần giữ cho thiết bị đầu cuối sạch sẽ.
b. Điện phân chất lỏng
Chất lỏng điện phân bị bốc hơi và làm mức chất lỏng bị giảm. Nếu tấm được tiếp xúc với không khí, năng lượng của pin giảm xuống và pin không thể có khả năng phục vụ. Hãy giữ chất lỏng ở mức độ nhất định bằng cách thêm nước cất.
c. Sạc
Luôn giữ sạc trong tình trạng tốt. Việc khởi động bằng pin sẽ trở nên khó khăn trong mùa lạnh.
Mối quan hệ giữa khả năng khởi động, tình trạng sạc và nhiệt độ môi trường
d. Cách phòng chống đóng băng
Nếu nước còn đọng lại trong bơm hoặc bơm chân không thì nó có thể đông lạnh ở nhiệt độ thấp dẫn đến sẽ rất khó khởi động bơm. Khi đó cũng có thể sẽ làm máy bơm bị hư hỏng nghiêm trọng và không sử dụng được. Hiện tượng này cũng xảy ra đối với các xi lanh của động cơ làm mát bằng nước.
Để tránh đóng băng, chúng ta cần :
– Thoát hết nước ở trong thân bơm bằng cách mở vòi nước xả.
– Có thể bỏ thêm thuốc chống đông lạnh hoặc rượu vào cổng hút nước của bơm gần cổng hút nước. Khi máy bơm cứu hỏa không hoạt động thì nên chạy máy bơm hút chân không khoảng 10 – 20 giây và sau đó dừng lại.
Hi vong qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm kinh nghiệm để có thể bảo quản được thiết bị chữa cháy này thật hiệu quả. Khi cần sự tư vấn về các thiết bị như máy bơm nước, máy bơm chữa cháy, bình chữa cháy,... Quý khách hàng hãy đến với Công ty TNHH Sản xuất thương mại và Công nghiệp Thành Đạt chúng tôi.

>> Máy bơm chữa cháy Diesel Lomobardini